Chị Dũng, ngụ Ấp Bình Trinh, xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang cho biết 2 sào ruộng (2.000 mét vuông) trồng lúa đến mùa thu hoạch nhưng đã chết vì không có nước ngọt tưới.

Chị Dũng buồn nhìn nhìn ruộng lúa chết khô. Ảnh: Lê Toàn

Nếu không bị hạn mặn, hai sào ruộng sẽ đem về cho chị Dũng hơn 10 triệu đồng tiền bán lúa ( chưa tính chi phí). Giờ đây chị đang nợ tiền mua phân bón, giống các loại khoảng 6 triệu đồng.

Tại thời điểm phóng viên phỏng vấn, độ mặn ở các đầm nước trong khu vực là 5‰. Nước sinh hoạt ở các hộ dân quanh đây chưa bị nhiễm mặn.

Không chỉ chị Dũng, nhiều hộ gia đình ở khu vực này cũng bị tình trạng tương tự. Ước tính sơ bộ của chính quyền địa phương, hiện có hơn 20 héc-ta trồng lúa ở đây không thu hoạch được do thiếu nước ngọt. 

1
Nông dân bỏ qua khuyến cáo, nên thiệt hại nặng.Ảnh: Lê Toàn

Trước đó, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang đã đưa ra khuyến cáo các hộ nông dân không nên gieo lúa sau ngày 15/12/2019 để đề phòng hạn mặn. Đa số các hộ bị thiệt hại là do không làm theo khuyến cáo này.

Giải thích về việc bỏ qua khuyến cáo, chị Dũng cho biết, vụ Đông Xuân là vụ có lợi nhuận cao nhất trong các vụ, do đây là thời điểm thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên năng suất lúa cao hơn, trong khi chi phí chăm sóc bỏ ra thấp hơn so với vụ Hè Thu và vụ Mùa.

1
Kênh Tham Thu dài 19 km, đảm nhiệm tưới tiêu cho cả vùng nay đã cạn.Ảnh: Lê Toàn

Ước tính của cơ quan địa phương cho biết, vụ Đông Xuân có năng suất lên đến 8 đến 9 tấn trên 1 héc-ta, trong khi hai vụ còn lại chỉ 5 đến 6 tấn.