Công nghiệp thang máy và yếu tố bền vững: Tưởng chừng không có liên kết nhưng lại tương thông chặt chẽ

Trong đó, cuộc cách mạng công nghệ của ngành thang máy được xem là “điểm sáng”, góp phần giải quyết thách thức phát triển bền vững (PTBV) tại các khu đô thị.

Tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà – giải pháp hướng đến PTBV từ quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc (LHQ), đến năm 2050, dân số thế giới sống tại thành thị ước tính đạt 68%. Bên cạnh việc tạo hiệu ứng thúc đẩy phát triển đô thị, đô thị hóa cũng kéo theo nhiều mối lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng, ô nhiễm môi trường. Tại TP HCM, mức tiêu thụ điện của các tòa nhà thương mại dự kiến đến năm 2030 có thể lên tới 14 tỉ kWh , tương đương với mức phát thải khí CO2 là gần 12 triệu tấn.

Từ những thống kê trên, việc giảm thiểu áp lực cho môi trường từ quá trình đô thị hóa một phần nên bắt đầu từ các tòa nhà, thông qua việc tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải có hại. Đây đồng thời là yếu tố không thể tách rời trong tiến trình PTBV. Đối với ngành xây dựng, việc thiết kế các công trình giúp các tòa nhà tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng. Ngoài ra, những ngành cung cấp thiết bị vật tư, cụ thể là ngành thang máy cũng không nằm ngoài cuộc.

Như bất cứ quốc gia nào khác, Việt Nam đang đứng trước thách thức môi trường mà đô thị hóa đặt ra

Một số tập đoàn thang máy trên thế giới đã hợp tác với các nhà xây dựng để kiến tạo nên các công trình “xanh” nổi tiếng. Như Hearst Tower – tòa nhà đầu tiên ở New York đạt chứng nhận LEED Gold có sự tham gia của Schindler – top 3 tập đoàn thang máy hàng đầu thế giới. Schindler cung cấp các bộ đổi điện hệ số công suất 1 ( Power Factor One ) cho thang máy, cho phép năng lượng điện sinh ra bởi thang máy (thường bị lãng phí) trở về lưới điện của tòa nhà, giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ điện kết hợp trong suốt thời gian sử dụng của thang.

Công nghệ giúp ngành thang máy giải quyết thách thức PTBV

Hiện nay, trong xu thế PTBV mà bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc, các nhà sản xuất thang máy vẫn không ngừng mang đến nhiều sáng kiến nhằm giúp thiết bị vận hành thông minh, giảm tác động xấu cho môi trường. Các sáng kiến này cũng mở ra cuộc cách mạng công nghệ trong ngành thang máy, hướng đến PTBV.

Sự “bùng nổ” của Schindler cũng như yếu tố thúc đẩy sự tăng tốc cạnh tranh của các hãng thang máy đến từ “cơn sốt” công nghệ 4.0. Theo đó, ứng dụng PORT của Schindler là một trong những giải pháp phổ biến giúp tăng hiệu quả giao thông đến 30% so với hệ thống thang máy truyền thống. “Công nghệ PORT được lập trình phân tích chu kỳ hoạt động của tòa nhà, thiết lập chế độ ECO (Energy Control Option) đưa một số thang máy sang chế độ chờ hoặc chế độ ngủ ngoài khung giờ cao điểm, giúp tối ưu hóa sử dụng năng lượng. Ngoài ra, hệ vận hành PORT sẽ chỉ được kích hoạt khi cảm biến độ gần phát hiện có một người dùng đang đi đến. Vào tất cả những lúc khác, công nghệ này chuyển sang chế độ tiêu thụ rất ít năng lượng”, ông Cheng Tze King – Giám đốc Kinh doanh Schindler Việt Nam cho biết.

Công nghiệp thang máy và yếu tố bền vững: Tưởng chừng không có liên kết nhưng lại tương thông chặt chẽ - Ảnh 2.

“Quy trình lắp đặt hiệu quả của Schindler đảm bảo giảm lượng hóa chất sử dụng và xử lý chất thải ngay tại công trình,” ông King chia sẻ

Hãng cũng vừa cho ra mắt Schindler Ahead – giải pháp công nghệ đầu tiên cho ngành thang máy sử dụng nền tảng Internet kết nối vạn vật (IoT) cùng công nghệ học máy (Machine Learning). Đây là gói dịch vụ kỹ thuật số toàn diện đầu tiên trên thế giới dành riêng cho việc bảo trì, hỗ trợ hành khách trong tình huống nguy cấp và mã hóa dữ liệu, giúp Schindler tăng cường hiệu quả bảo dưỡng thang thông qua hệ thống giám sát, phân tích, dự đoán và hạn chế tối đa tần suất thang khi tạm dừng hoạt động.

Công nghiệp thang máy và yếu tố bền vững: Tưởng chừng không có liên kết nhưng lại tương thông chặt chẽ - Ảnh 3.

Công nghệ 4.0 giúp ngành thang máy nói riêng và ngành sản xuất, xây dựng nói chung phát triển theo xu hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ, cụ thể ở đây là giải pháp Schindler Ahead còn có ý nghĩa cho sự PTBV của riêng doanh nghiệp thang máy. Cụ thể, việc sử dụng dữ liệu đám mây, kết nối máy móc với cảm biến qua internet giúp đảm bảo tính thông suốt, giảm thiểu rủi ro sai sót, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí vận hành cũng như hạn chế tác động đến môi trường. Mặt khác, ứng dụng này cũng giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, quy trình sản xuất, từ đó góp phần tạo ra dòng sản phẩm chất lượng, giúp tăng doanh thu, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung của ngành.

Có thể nói, trước nhu cầu gia tăng nhóm cư dân thành thị cũng như kiến tạo những tòa nhà tiết kiệm năng lượng, hướng đến sự PTBV, ngành thang máy kết hợp ứng dụng công nghệ đang trở thành một mắt xích quan trọng trong hành trình kiến tạo đô thị bền vững.


Thanh An