Hình thành các liên minh bán dẫn lớn

Xu hướng này chứng tỏ tầm quan trọng của chip đối với các nền kinh tế và an ninh quốc gia – theo lời ông Pranay Kotasthane, chủ tịch Chương trình Địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takashashila (Ấn Độ).

Chip bán dẫn được coi là xương sống của kỷ nguyên công nghệ vì cần thiết cho các vật dụng hằng ngày như điện thoại thông minh, ôtô cho đến trí tuệ nhân tạo và vũ khí. Sự thiếu hụt liên tục các thành phần này trong đại dịch COVID-19 khi nhu cầu về điện tử tiêu dùng tăng cao cùng lúc với sự gián đoạn chuỗi cung ứng là lời nhắc nhở nặng ký cho các chính phủ khắp thế giới.

Bên trong Viện nghiên cứu Chất bán dẫn Đài Loan (TSRI) – Trung Quốc Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng chất bán dẫn rất phức tạp, cần sự phối hợp đa lĩnh vực với nhiều công đoạn khác nhau. Ví dụ, Công ty ASML (trụ sở tại Hà Lan) là nơi duy nhất chế tạo những máy móc phức tạp cần thiết cho việc sản xuất những con chip tiên tiến nhất thế giới.

Trong khi đó, hơn 15 năm qua, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc chiếm 80% thị trường chế tạo chip toàn cầu – tức sản xuất những con chip do nơi khác thiết kế. Intel – nhà sản xuất chip lớn nhất của Mỹ – bị bỏ xa.

Một ví dụ của sự liên kết là thông báo từ người sáng lập kiêm giám đốc điều hành SoftBank Group Corp (Nhật Bản) Masayoshi Son hôm 22-9 rằng ông có kế hoạch gặp đại diện của Samsung Electronics, với ý định thiết lập “liên minh chiến lược” tiềm năng giữa gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này và công ty thiết kế chip Arm của SoftBank, nơi sản xuất chip cho iPhone của Apple và gần như tất cả điện thoại thông minh khác.Anh Thư