Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc giảm lần đầu kể từ năm 2020

Những thay đổi trong chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc có xu hướng xảy ra trước những thay đổi tương tự của Mỹ khoảng 1-2 tháng – nhà kinh tế cấp cao Francoise Huang từ Công ty Bảo hiểm tín dụng thương mại Allianz Trade nhận định.

Trong khi lạm phát gia tăng ở Mỹ và châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc vẫn chỉ tăng 2,1% trong tháng 10, ít hơn dự báo (2,4%) trước đó của Reuters, do nhu cầu yếu. Điều này cũng kéo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 3%, tính đến quý III. 

Các nhân viên chống dịch mặc quần áo bảo hộ trong một khu dân cư bị phong tỏa vì COVID-19 ở Bắc Kinh ngày 9-11 – Ảnh: REUTERS

Chủ yếu mức gia tăng CPI là do giá lương thực và năng lượng, ví dụ thịt heo tăng đến 51,8%, nhưng một số mặt hàng khác lại giảm. Nếu không có giá lương thực và năng lượng cao, CPI lõi chỉ tăng 0,6%.

Dữ liệu thương mại trong tuần của nước này cũng cho thấy xuất khẩu giảm mạnh kéo theo sụt giảm doanh thu hàng hóa sang Mỹ và Liên minh châu Âu. Nhập khẩu cũng giảm do nhu cầu trong nước yếu.

Tác động lớn đến từ việc Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách kiểm dịch COVID-19 nghiêm ngặt với động thái mới nhất là yêu cầu người dân 5 quận ở Quảng Châu – đại diện cho một nửa của thành phố 19 triệu dân này – xét nghiệm COVID-19 hàng loạt.

Các nhà chức trách cho biết Quảng Châu đang có đợt bùng phát “tồi tệ nhất” với số ca lên tới 2.000 trong 2 ngày liên tiếp. Toàn Trung Quốc báo cáo 8.335 ca mới vào ngày 8-11.


Anh Thư