Các phương tiện buộc phải dừng lại để mọi người gọi công an, cấp cứu và khiêng nạn nhân từ ngoài đường vào trong. Nhân viên nhà hàng cho biết cả hai xích mích vì trong lúc nói chuyện không ai chịu nhường ai.

Câu chuyện đánh lộn gây thương tích, thậm chí dẫn tới án mạng chỉ vì tức nhau lời nói xảy ra rất nhiều. Các nguyên nhân dễ gặp nhất là tức khí đối đáp trong lúc nhậu, va quệt xe khi đi đường… và hệ quả của sự thiếu bình tĩnh là cái giá cao hơn rất nhiều. Cái giá ấy không những cá nhân phải trả mà còn là gia đình họ, thậm chí là y tế, tình hình trật tự địa bàn, giao thông như tình huống tôi kể.

Làm thế nào để giảm thiểu những tổn thất trên? Tôi cho rằng ít nhất trong những vụ việc chưa đủ xử lý hình sự thì ngoài phạt hành chính cần áp dụng triệt để việc buộc những “anh hùng rơm” lao động công ích. Họ và những “mầm mống yêng hùng” sẽ thấy một phút hung hăng khẳng định tính “sĩ diện thiếu chính đáng” có thể nhận lại hàng vạn ánh nhìn của những người xem họ trồng cây, gom rác, quét đường với chiếc áo đồng phục đặc thù của “người vi phạm chuộc lỗi bằng lao động công ích”.

Sẽ có thay đổi trong thể hiện cái “oai”, tôi tin vậy.