Cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 4 – đợt 1 “Chỗ ở và nhà ở cho người có thu nhập thấp” bắt đầu từ ngày 5-10-2022 và khép lại bằng hội thảo “Đột phá phát triển nhà ở xã hội” do Báo Người Lao Động tổ chức hôm 28-3-2023.

Cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 4 – đợt 2 bắt đầu từ ngày 8-5-2023. Dự kiến đến dịp lễ Quốc khánh 2-9 năm nay, Ban Tổ chức sẽ tiến hành chấm và trao giải kết quả cuộc thi đợt 1 và đợt 2.

Thể loại

Bài viết để đăng báo, có thể gửi kèm đề án, phương án triển khai, giải pháp thực hiện.

Chủ đề chính

Ngày 30-12-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 31 đề ra những mục tiêu, giải pháp khá đầy đủ cho bước tiến của TP HCM trong tình hình mới. Những chuyện về ngân sách, nhân sự, thẩm quyền của chính quyền TP HCM… được nghị quyết nêu rất rõ giải pháp, đáp ứng sự mong đợi của thành phố hiện nay. Nhìn tổng thể, Nghị quyết 31 rất ý nghĩa và tầm vóc, mang đến một sức bật mới về chính sách và thể chế để phát triển đô thị TP HCM. Đây thật sự là “chìa khóa vàng” để tạo chuyển biến cho thành phố.


  • Báo Người Lao Động tổ chức hội thảo “Đột phá phát triển nhà ở xã hội”


  • Nghị quyết 31 – “Chìa khóa vàng” (*): Kỳ vọng bứt tốc

Vấn đề đặt ra là “chìa khóa” đã được trao tay, sử dụng ra sao để mở ra tiến trình phát triển mới cho TP HCM? TP HCM cần chuẩn bị gì để việc thực hiện Nghị quyết 31 đạt được hiệu quả cao nhất? Làm thế nào khắc phục được những tồn tại, yếu kém, hạn chế, để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của TP HCM?

Nối tiếp cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 4 – đợt 1 với chủ đề “Chỗ ở và nhà ở cho người có thu nhập thấp”, cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 4 – đợt 2 năm 2023 có chủ đề: “TP HCM cần làm gì để phát huy hiệu quả Nghị quyết 31?”.

Cuộc thi Lắng nghe người dân hiến kế lần 4 - đợt 2 - Ảnh 2.

Hội thảo “Đột phá phát triển nhà ở xã hội” do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 28-3Ảnh: Tấn Thạnh

Yêu cầu chung

– Số chữ trên bản thảo tối đa 1.500 từ, được đánh máy, gửi qua email; nếu bản in thì gửi theo địa chỉ Báo Người Lao Động.

– Những hiến kế có nội dung hay, lạ, khả thi, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn… sẽ được ưu tiên chọn đăng.

– Khuyến khích tác giả gửi kèm bảng thuyết trình, bản vẽ thiết kế, mô hình…

– Bài dự thi được chọn đăng trên Báo Người Lao Động sẽ được trả nhuận bút. Báo Người Lao Động được quyền sử dụng bài đã đăng cho các hoạt động của báo và tác giả không được khiếu nại về bản quyền.

– Bài gửi dự thi phải là bài viết mới hoàn toàn, chưa đăng/ phát trên bất kỳ ấn phẩm hay trang mạng nào; cũng không được đăng mạng xã hội trước khi gửi dự thi. Sau khi bài đăng, nếu Ban Tổ chức phát hiện phạm quy thì sẽ không trả nhuận bút, đồng thời loại khỏi cuộc thi.

Đối tượng dự thi

– Dành cho mọi công dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài và người nước ngoài.

– Mỗi người được gửi dự thi tối đa 3 tác phẩm.

Giải thưởng

– Cơ cấu giải của đợt 1 và đợt 2: 5 giải, gồm 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích.

– Tiền thưởng: Giải nhất 50 triệu đồng; giải nhì 30 triệu đồng; giải ba 20 triệu đồng; giải khuyến khích – mỗi giải 10 triệu đồng.

Nhận bài

– Nhận bài từ ngày 8-5-2023.

– Bài dự thi, bản vẽ thiết kế, mô hình… gửi qua email: bandoc@nld.com.vn; nếu là bản in hoặc mô hình, gửi về: Tòa soạn Báo Người Lao Động, 123-127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM; ĐT: 0283.9303269. Ngoài bì thư ghi gõ: Bài tham gia cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 4 – đợt 2.