Dự thảo Nghị quyết (NQ) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM bao gồm 44 nội dung cơ chế và chính sách thuộc 4 nhóm khác nhau. Trong đó, nhóm 4 bao gồm các cơ chế, chính sách mới chưa được quy định trong NQ54, NQ đặc thù của các địa phương khác và các dự thảo luật sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhóm này được xem là cần thiết để tạo điều kiện cho thành phố phát triển đột phá trong tương lai.

Chỉnh trang, phát triển đô thị

Mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD) có thể tạo động lực cho TP HCM tăng cường phát triển kinh tế, giúp cải thiện môi trường sống, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.


  • TP HCM cần cơ chế vượt trội để phát triển

Mô hình này tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị và các nút giao thông quan trọng. Ngoài ra, nó còn cho phép sử dụng nguồn ngân sách địa phương để triển khai các dự án đầu tư công độc lập nhằm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án phát triển đô thị. Điều này giúp tạo quỹ đất để đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư và tận dụng tối đa nguồn đất, tài nguyên.

Cơ chế đầu tư các dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực thể thao và công nghiệp văn hóa có thể tạo động lực phát triển cho thành phố thông qua việc cho phép sử dụng nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở thể thao, khu văn hóa, công nghiệp sáng tạo, di sản văn hóa trong thành phố.

Việc thực hiện các dự án theo hợp đồng BT bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội, chất lượng công trình, đúng tiến độ. Việc sử dụng vốn ngân sách thành phố, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư từ ngân sách hằng năm để thanh toán cho nhà đầu tư sau khi công trình hoàn thành, nghiệm thu và kiểm toán, cùng với căn cứ giá trị và tiến độ quy định trong hợp đồng BT, giúp bảo đảm sự minh bạch, công bằng trong việc thanh toán cho các nhà đầu tư.

Việc áp dụng BOT trong các dự án đầu tư công trình đường bộ giúp cải thiện công suất hiện hữu, nâng cấp, hiện đại hóa đường bộ và đường trên cao, tăng khả năng kết nối.

Cơ chế mới để đột phá, phát triển toàn diện - Ảnh 2.

Cơ chế, chính sách mới sẽ tạo động lực cho TP HCM phát triển kinh tế, cải thiện môi trường sốngẢnh: Tấn Thạnh

Có nguồn vốn đầu tư

Theo NQ54, tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90%. Dự thảo NQ mới quy định thành phố được tăng tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp.

Việc tăng tổng mức dư nợ vay sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho TP HCM trong việc quản lý nguồn tài chính, đem đến sự linh hoạt, nguồn vốn đầu tư cần thiết để nâng cấp hạ tầng, mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển các khu đô thị và cung cấp các dịch vụ công cộng chất lượng cao. Qua đó, thu hút đầu tư mới, tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo động lực phát triển trong tương lai.

  • Cơ chế mới tạo sức đột phá cho TP HCM

  • Xây dựng cơ chế để TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

  • Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 có nhiều chính sách mới để TP HCM phát triển

Ngoài ra, cơ chế phát huy hiệu quả vai trò của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP HCM (HFIC) thông qua việc tăng vốn điều lệ, bổ sung nguồn vốn và hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư. Điều này giúp HFIC thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác.

Một yếu tố quan trọng khác là được sự bố trí vốn đầu tư công từ ngân sách thành phố, HFIC có thể cung cấp vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các dự án đầu tư. Khi đó sẽ thu hút, thúc đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp và cá nhân.

Bên cạnh đó, cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua các cơ chế trao đổi và bù trừ tín chỉ carbon có tác động tích cực lên việc tạo động lực phát triển kinh tế bằng cách tạo ra nguồn thu tài chính mới, thu hút, tăng cường đầu tư, thúc đẩy sự chuyển đổi cấu trúc kinh tế. Cơ chế ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP HCM bằng cách tập trung vào các ngành, nghề có tiềm năng phát triển, đẩy mạnh đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ cao, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Một vấn đề quan trọng không kém là đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và tổ chức bộ máy TP Thủ Đức tạo ra một môi trường quản lý linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với đặc thù địa phương, qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của TP HCM.

Phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo

Cơ chế phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo đóng góp vào tạo động lực phát triển kinh tế của TP HCM bằng cách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hỗ trợ tài chính cho các dự án và cá nhân có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mới, thu hút và giữ chân nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực này.

Cụ thể, miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học – công nghệ…; hỗ trợ miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ tài chính không hoàn lại từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách thành phố để ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo…